Chuyển đến nội dung chính

Hãy cẩn thận với những quyết định lúc bạn đang bị mất cân bằng, thiếu tỉnh táo, tiêu cực... Vì những quyết định ấy sẽ QUYẾT ĐỊNH CON NGƯờI BẠN VỀ SAU!!!



Hãy cẩn thận với những quyết định lúc bạn đang bị mất cân bằng, thiếu tỉnh táo, tiêu cực... Vì những quyết định ấy sẽ QUYẾT ĐỊNH CON NGƯỜI BẠN VỀ SAU!!!







Người xưa nói lúc nóng giận thì đừng vội ra quyết định còn tôi thì thấy kể cả những lúc bạn tiêu cực cũng không nên ra quyết định gì.

Đợi chút, sẽ nói lý do ngay đây...

Biết sao hông, vì vào lúc bản thân bị tiêu cực bủa vây sẽ không tài nào suy nghĩ kĩ càng thấu đáo đúng sai lợi hại của cái việc mình "chốt đơn" lúc đó!
 
Ai cũng vậy thôi, lúc mệt mỏi chán chường thì sẽ dễ sa ngã hơn là lúc đang tích cực năng lượng, tỉnh táo. Cái mệt, cái nản, những áp lực cuộc sống, stress tôi sẽ gọi chung là Tiêu Cực. Và cũng bởi vì quá tiêu cực nên chúng ta dễ đổ lỗi, dễ buông thả hơn. Khi mà cơ thể và tinh thần đều rệu rã thì thường ta sẽ chọn việc gì dễ, đã, sướng, khoẻ mà làm. Ta cũng không hơi sức đâu mà nghĩ đến hai chữ "Hậu Quả" về sau.
 
Ta mệt, ta biết ta mệt và ta sẽ tìm nơi để trút ra cái mệt đó, giải toả tất cả những thứ RÁC đang chứa đựng trong người. Và thế là đã có những quyết định đẩy cuộc đời ta đi lùi hay thậm chí rơi vào bế tắc, ngõ cụt.
 
Vào những khi ấy, ta bỗng hoá thành kẻ u mê. Ta bất phân tất cả, mặc kệ, ta như thành kẻ khác - một tên chỉ lo chỉ biết đến bản thân mình.
 
Nếu khi ấy đang nóng giận, ta có thể sẽ trút giận lên người khác. Ta mong người thấu hiểu cho ta nhưng ta khó nói ra nỗi lòng, ta đang bị chìm sâu trong tiêu cực kia mà.
Sau đó ta vô tình trở nên vô tâm. Quá nhiều thứ chất chứa trong lòng, ta chọn im lặng với tất cả, bao gồm luôn với những người ta thương. Ta cũng không còn nhiệt thành, ta không còn mong ngóng và đương nhiên ta cũng không còn đủ hơi sức để níu giữ một mối quan hệ nào.
 
Người ở lại, ta bây giờ cũng không đủ trân trọng.
Người ra đi, ta bây giờ cũng không đủ sức tiếc nuối... Chỉ là về sau, có thể ta sẽ thấy mình đã sai nhưng để nói lời xin lỗi thì cũng đã muộn. Ta tiêu cực và không có nhiều lần ta can đảm đối mặt với chúng.

Bọn tiêu cực ấy, lắm lúc thật phiền, phiền ở chỗ cả đời này cũng không hoàn toàn đuổi đi được. Chúng như mầm mống Ung Thư, dai dẳng âm thầm, hôm nay có thể không thấy nhưng khả năng ngày mai có thể lại xuất hiện!

Bên trong ta như có Tâm Ma hiện về, thầm thì to nhỏ xúi ta ra những quyết định không đúng đắn, những quyết định mà phần nhiều thiên về cảm xúc hơn là lí trí. Nếu không thường xuyên luyện tập cách đối mặt với Tiêu Cực bằng những phương pháp, thói quen tốt thì có khả năng ta sẽ nghe theo cái "Tâm Ma" ấy.
 
Về sau, ta lại để tâm ma khống chế mỗi lần tiêu cực đến. Một lần, hai lần, ba lần rồi N lần... Cuối cùng ta sẽ trở thành kẻ mà ta ghét, trở thành cái người mà ta từng phê phán lúc nào không hay!
Có thể khi nhìn lại, ta sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho số phận đã bất công với mình để giờ đây ta nhìn ta đến lạ lẫm, không thể nhận ra.
 
NHƯNG...

(Điều hay ho trong bài này ở ở đây, tập trung ghi chép lại nếu bạn cảm thấy có thể ứng dụng được nhé!)

CHÚNG TA HOÀN TOÀN CÓ THỂ ĐỐI MẶT TIÊU CỰC BẰNG CÁCH:

1. Cẩn trọng trong mỗi lần ra Quyết Định khi bị Tiêu Cực.
 
2. Nếu việc không cấp thiết, không gấp gáp thì cứ để đó. Không nên "Chốt đơn" lúc tinh thần không minh mẫn, tỉnh táo.

3. Tiêu cực luôn sẽ Đến và Đi.

Nó đến rồi nó sẽ đi, nó không có quyền ở lại, nếu nó ở lại là vì bạn đã tạo điều kiện và cho phép nó, mời gọi nó!
 
4. Tập thói quen lúc tiêu cực thì viết ra những gì bên trong đang chất chứa rồi bỏ nó qua một bên. Viết sẽ chữa lành và giải quyết được nhiều vấn đề tồn đọng mãi trong đầu.

5. Lúc tiêu cực thì tập cho mình ít nhất 3 THÓI QUEN TỐT.
Ví dụ:
 
- Đi bộ
- Viết
- Đọc sách
- Dọn dẹp
- Xem phim
- Nghe nhạc
- Nhảy
- ....
( Tránh đi ăn, đi ăn không kiểm soát sẽ viêm màng túi cùng tăng cân không kiểm soát.
Tránh luôn đi nhậu, dễ trở thành mồi nhậu lúc nào không hay. Muốn uống thì phải tùy hoàn cảnh, với người đáng tin cậy và tại nơi mình có thể ngã ngựa mà không sợ nguy hiểm.)

6. Lúc tiêu cực thì nên im lặng, nhất thiết không tranh cãi. Cần thiết thì block luôn mấy đứa hay cãi, khỏi bị lây tiêu cực thêm.
 
7. Đừng vội yêu lúc tiêu cực.
Nhiều người dùng tình yêu để giải toả căng thẳng cuộc sống, thoả mãn nhu cầu cá nhân... Nhưng đa phần những tình yêu nảy sinh trong lúc tiêu cực thì sau đó, người ta thường hối hận vì đã nhận lời hơn là từ chối.

8. Học một thứ gì đó khiến mình vui.
Ví dụ như đàn, viết, nấu ăn, ngôn ngữ, kĩ năng...
( Bạn có thể đăng ký khoá học viết lách cùng CAD 1992 lần 1 tại đây: Đăng ký khoá học viết lách CAD 1992 lần 1)

9. Rủ bạn bè đi vận động.
Có thể đi bơi, đi bộ, đi leo núi... Mấy hoạt động cho ra mồ hôi. Đừng rủ tụi nó đi nhậu hay đi cà phê, vì đi xong khi trở về căn phòng trống thì đâu lại vào đó thôi!

10. Gặp gỡ và làm quen những người ưu tú hơn mình. Nhìn lên để biết mình ở hiện tại đang còn thua kém, cần phấn đấu để có tương lai rực rỡ như họ.

11. Gặp gỡ và tìm hiểu về những người khốn khó hơn mình. Nhìn xuống để biết mình đang may mắn nhường nào, đang có những gì và nếu mình muốn cứu giúp người ta thì mình ở hiện tại có thể cố gắng đạt những gì?
 
Không thể CHO nếu bản thân KHÔNG CÓ, đúng chứ?!

12. Thiền.

Hãy ngồi xuống và bắt đầu tập hít thở sâu, thả lỏng toàn bộ cơ thể. Không cần theo nguyên tắc nào, chỉ cần bản thân thấy thư thái thoải mái là được. Cách thức thiền thì google với youtube chỉ quá trời hà.
13. Trò chuyện với bản thân bằng cách đặt ra các câu hỏi liên quan đến vấn đề đang có. Bạn có thể vào youtube gõ từ khoá: "trò chuyện bản thân CAD Radio" để nghe clip hướng dẫn: Cách trò chuyện với bên trong

14. Tìm về nơi cho mình cảm giác yên bình.

Có người về quê với cha mẹ, có người chọn đi du lịch đến nơi xa... Tất cả cũng chỉ để tìm cảm giác yên bình, đổi không gian, đổi môi trường để suy nghĩ thấu đáo hơn.
 
15. Tự kỉ ám thị những câu nói tích cực, nghe clip tích cực mỗi ngày. 
Hãy tự nhủ những điều tích cực để tâm trí bạn được gieo trồng năng lượng tốt và hình thành những suy nghĩ tốt.

16. Mọi chuyện rồi sẽ qua, chỉ cần còn sống là còn cơ hội. 
Còn thở là còn gỡ (đừng đem câu này vô cờ bạc dùm tui nghen mấy ba).

Rồi bài chắc cũng đã dài, viết cũng mỏi tay nên thôi xin tạm dừng bút. Mong bài này sẽ ít nhiều sớm giúp bạn vượt qua khoảng thời gian tiêu cực nhé.
 
Bài có thể còn sót lỗi chính tả, bạn cứ góp ý nha.

CAD trân trọng và mến thương bạn.
----------
Nguồn: CAD 1992
Tác giả: Cao Dung
[26-05-2022]
#CAD1992

-----------
Bạn có thể mời mình một ly cà phê tại đây nếu thích ơi là thích bài viết nhé, cám ơn bạn:

- Channel Donation: 
STK : Cao Tran My Dung - 000000006274 - SeABank - Chi nhánh: Sài Gòn 
PayPal : caotranmydung1@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHOÁ HỌC VIẾT CAD 1992 LẦN 2

  KHOÁ HỌC VIẾT CAD 1992 CHUYÊN SÂU (Thổi hồn câu chữ, giữ chân người đọc)   1.      GIỚI THIỆU KHOÁ HỌC: Chào bạn, khi bạn đọc những dòng này có nghĩa là bạn và tôi – chúng ta đang cùng nhau nghiêm túc trên một hành trình học Viết chuyên sâu với đam mê sống với con đường sáng tác câu chữ. Nếu bạn đã quyết định xem Viết là tình yêu chứ không đơn giản là những cơn “say nắng” nhanh đến nhanh đi thì lúc này, hãy tự cam kết với chính mình về chặng đường học viết với CAD 1992 sắp tới trong 8 buổi. Thông qua khoá học viết lách CAD 1992 lần 1 – “Viết Như Thở”, hẳn nhiều bạn đã có được trạng thái viết mà không cần cố gắng, không phải ép mình hoặc cảm giác tắt nghẽn trong lời văn nữa. Hiện tại, khi đến với khoá 02 – Chuyên Sâu thì mục đích khoá học này chính là “Thổi Hồn Câu Chữ, Giữ Chân Người Đọc”. Tại sao phải giữ chân người đọc? Là tại vì hiện tại trên các nền tảng mạng xã hội có quá nhiều thứ hấp dẫn, con người ở thời đại này có quá nhiều nỗi bận tâm lo nghĩ. Thế thì nếu đơn

VIẾT CÓ LỢI ÍCH GÌ? - CAD 1992

  VIẾT CÓ LỢI ÍCH GÌ? 23 giờ đêm, tôi nhận được tin nhắn từ một bạn đọc. Thông thường tôi sẽ không trả lời tin nhắn sau giờ này vì tôi có lịch ngủ vào lúc 23 giờ để sáng hôm sau dậy đúng giờ. Vậy mà mắt tôi dừng lại mấy giây, tôi chột dạ một chút khi đọc phải câu hỏi của bạn dành cho mình: “Chị à, viết có ích gì vậy chị? Tại sao chị lại chọn viết?!” Một câu hỏi đơn giản, hiển nhiên cần được hỏi lúc này khi mà tôi đang tổ chức khoá học viết lách lần 1 của mình. Bất giác tôi lúng túng, tôi lục lọi mọi kí ức của mình xem đã từng đề cập đến LỢI ÍCH CỦA VIẾT đến với các bạn chưa? Gần như ngay lập tức tôi tìm trên kênh youtube CAD Radio của mình về từ khoá “Lợi Ích Của Viết – CAD Radio” nhưng không hề có chiếc clip nào hiện ra. Tôi lại vào facebook tìm từ khoá tương tự và gắn đuôi CAD 1992 vào để mong có một bài viết của mình về chủ đề này. Kết quả bạn cũng đoán được đúng không? Tôi chưa từng nghiêm túc nói về lợi ích của việc viết đến với khán giả của mình, dù là qua bất cứ kênh nào.

LUẬT HẤP DẪN || CAD 1992 || TẬP 5

 LUẬT HẤP DẪN (TẬP 5) - CAD 1992 Chào các bạn, đã lâu không gặp rồi ha. Các bạn đang theo dõi chuỗi bài viết về Luật Hấp Dẫn do CAD 1992 viết chắc có giận hờn chút xíu phải hông? Lâu rồi tui hông có lên bài cho các bạn, đừng giận nha, hôm nay mình học tiếp nhé. Chủ đề của Luật Hấp Dẫn tập 5 chính là BÀI TẬP THỰC HÀNH 55 5. Các bạn có thể xem video tập 5 trên youtube CAD Radio ở phía dưới:  Nói về Luật Hấp Dẫn thì có rất nhiều thầy dạy, nhiều sách viết và nếu các bạn chưa biết cách thực hành đúng thì rất khó có kết quả như y, hoặc sẽ lâu hơn. Vậy nên CAD muốn chia sẻ lại những kinh nghiệm cá nhân từ trải nghiệm thật của bản thân để các bạn có thể tin tưởng mà ứng dụng vào thực tế, từ đó đem lại hiệu quả cuộc sống tốt đẹp hơn ha. Trên blog CAD 1992 này, các bạn có thể gõ từ khoá "luật hấp dẫn" là sẽ ra nhé. Ví dụ như hình minh hoạ bên dưới: Ở những tập trước, CAD đã giới thiệu với các bạn cách thực hành lòng biết ơn, bài tập 3-6-9. Hôm nay chúng ta sẽ làm bài tập có tên gọi 55