Chuyển đến nội dung chính

MUỐN VIẾT LÁCH HAY - THỬ NGAY ĐIỀU NÀY!



MUỐN VIẾT LÁCH HAY - THỬ NGAY ĐIỀU NÀY!!

Trong quá trình theo đuổi con đường viết lách cho thỏa đam mê và mong khẳng định được thương hiệu cá nhân trong ngành viết thì tôi đã tìm ra một số cách giúp bản thân cải thiện giọng văn, ngòi bút cũng như khiến mình luôn hứng khởi với việc tạo ra tác phẩm.

Viết là nghệ thuật, không phải là cực hình nên đừng tự ép buộc mình phải viết như thế nào mà hãy tận hưởng nó.

1. Làm sao để viết mà không cạn ý tưởng?

CẠN Ý TƯỞNG - Điều mà mình thấy nhiều bạn hay gặp phải.

Ban đầu các bạn có thể sẽ rất máu lửa, đam mê nhưng được một thời gian có thể bạn sẽ rơi vào tình trạng bí ý, không biết viết gì, thậm chí đã có tựa đề nhưng khi cầm vào cây viết hay mở file lên chuẩn bị gõ lạch cạch thì đầu óc trống rỗng. Tin chắc ai hành nghề viết cũng có đôi ba lần rơi vào tình cảnh cười ra nước mắt này.

  • Vậy giải pháp là gì?

Là bạn hãy tận dụng bất cứ ý tưởng nào xuất hiẹn thoáng qua bằng cách luôn có một cuốn sổ tay nhỏ để ghi chú. Lúc ăn, ngủ, chơi, làm… Bất cứ khi nào có ý, bạn hãy ghi chú lại ngay, tránh lãng phí ý tưởng, khi thì nghĩ quài không ra, khi thì dạt dào như thác đổ.


Mình đã có làm một radio về việc hướng dẫn cụ thể làm sao để không cạn ý tưởng: Xài Chiêu Này, mãi không cạn Ý Tưởng

 

2. Viết một màu?

Thương hiệu cá nhân, phong cách riêng nổi bậc lên nết văn của người tác giả nó khác hoàn toàn với việc bạn bị viết một màu.

Viết một màu là sau nhiều bài, bạn cũng chỉ có như thế, không khác biệt cũng không nổi trội, không để lại ấn tượng nhiều trong lòng độc giả.

Có những tác giả có thể linh động ngòi bút của mình như có khi viết bi thương, có lúc viết hài hước, lại đôi khi giọng văn mạnh mẽ cục súc mới lạ gây hứng thú cho người đọc. Hãy làm cho Menu tác phẩm của bạn đa dạng, độc giả không ngán và bạn cũng gia tăng độ độc lạ cũng như ngòi bút ngày càng điêu luyện.

Để làm được điều này bạn phải ĐỌC thật nhiều. Tác giả như cái phin cafe, phải có nước sôi vào thì mới nhỏ giọt ra những hương vị đặc trưng thơm lừng. Bạn không thể viết hay mà lười đọc, đọc được nhiều thể loại thì càng tốt. Cố gắng học hỏi giọng văn, cái gì hay thì hấp thu tiếp nhận, cái gì dở thì mình né đi, dần dần bạn sẽ thấy mình tiến bộ vượt bậc thông qua việc đọc sách. Hãy nhớ muốn viết càng hay thì phải đọc càng nhiều.

3. Chuyên cần viết, mỗi ngày

Khẳng định một điều, những ai siêng viết và viết được mỗi ngày thì ngòi bút, cách hành văn ngày càng tiến bộ, ý tưởng cũng không ngừng tuôn chảy.

Hãy tưởng tượng việc viết mỗi ngày như là từng “mạch nước” ngầm nhỏ, từ từ và tất cả sẽ hợp thành một “thác nước” có dòng chảy khổng lồ, khiến sự nghiệp viết lách của bạn sẽ ra “Biển Lớn”!

Bạn càng viết nhiều, thói quen viết càng vững, thậm chí là nghiện viết thì cơ hội các tác phẩm của bạn đến tay độc giả hay được nhà xuất bản để ý ngỏ lời hợp tác sẽ càng cao.

Ngành nghề nào cũng vậy, chúng ta đều cần chiếm lĩnh thị phần càng nhiều càng tốt và việc bạn viết mỗi ngày chính là đang tạo cho mình thị phần tác phẩm ngày càng lớn và rộng mở hơn!

4. Trân trọng từng tác phẩm, chỉnh chu nhất có thể.

Tôi luôn trân trọng từng bài viết, bài blog hay các chương sách của mình. Ngoài việc kiểm tra lỗi chính tả ra tôi còn cố gắng chỉnh sửa cho câu từ suôn hơn, thuận hơn và đặc trưng hơn, như hiện thân của tác giả đang kể cho độc giả, giúp độc giả cảm nhận rõ được từng xúc cảm qua câu từ.

Đừng viết một cách cho có, hời hợt. Mỗi khi bạn muốn viết hay bắt đầu gõ phím, hãy tưởng tượng độc giả có thể học được gì sau khi đọc, tiếp thu được những gì qua từng điều mà bạn muốn kể. Các ý đã rõ ràng chưa?

Hãy truyền tải một cách đơn giản, dễ hiểu và thật dễ chịu, giúp độc giả cảm thấy thoải mái như chính mình trong câu chuyện.

5. Nuôi cảm xúc thật tốt, thổi hồn vào con chữ, câu văn.

Trên thị trường có vô số các bạn làm ngành viết, có người đến với việc viết như là sự tình cờ, duyên số, đam mê hay thậm chí cũng có người chỉ vì chén cơm và bị “ép viết” mỗi ngày.

Bạn sẽ không thể đồng cảm cùng người đọc nếu ngôn từ của bạn sáo rỗng, vô hồn và hoàn toàn chỉ mang yếu tố thương mại. Giống như việc ai cũng có thể nấu ăn nhưng không phải ai cũng là đầu bếp.

Nếu viết chỉ đơn giản là sự kết hợp của các âm vần, chấm phẩy thì chắc con người sẽ sống trong sự vô cảm.

Cảm xúc là thứ quyết định linh hồn của bài viết, đừng tạo ra rác ngôn từ mà hãy thai nghén các tác phẩm của bạn thành hình với đủ cung bậc cảm xúc, giúp độc giả như sống trong câu từ của nhân vật, dù là nhân vật hư cấu thì cũng như đang ở trước mặt, cảm nhận được từng tình tiết, giọng cười, ánh nhìn hay thậm chí là hơi thở nhưng lại không chạm tới được. Đó là xúc cảm ám ảnh trong thơ văn, khiến người đọc mãi không thể quên tên người tác giả là bạn.

6. Cách tôi đã nuôi cảm xúc và truyền tải vào từng bài viết (chia sẻ thật tình):

- Tôi đọc, đọc đủ thể loại. Như đã đề cập ở trên, nhưng đa phần sách tôi đọc là sách về phát triển bản thân, cách giao tiếp ứng xử…

- Tôi trải nghiệm và dùng chính những trải nghiệm bản thân, kiến thức bản thân, bài học thực tế để khiến những câu văn của mình được sống. Thả cảm xúc thực vào từng lời từng chữ trong bài.

7. Tôi chia sẻ với sự không toan tính hay vì mục đích vụ lợi cho cá nhân.

Nếu vô tình độc giả quen thuộc của tôi có đọc được bài viết này thì chắc các bạn cũng sẽ đồng tình. Tôi luôn muốn chia sẽ những bài học mà mình đã buộc phải học qua vấp ngã, hành trình trưởng thành gian nan và đánh đổi nhưng thế nào. Tôi viết để không ai phải trải qua những điều tôi đã trải, thế nên dường như sự đồng điệu về mặt cảm xúc cũng vô tình được đạt đến độ cần và đủ.

Với 7 điều trên , tôi nghĩ ít nhiều bạn sẽ phần nào tìm được cách giúp mình thuận lợi hơn trong việc theo đuổi con đường viết lách.

Bài sau tôi sẽ viết về những điều mình làm khi chán viết để lấy lại cân bằng!

Cám ơn các bạn đã đọc bài, có thêm góp ý hãy bình luận phía dưới nhé.

Nếu được, mong bạn like page CAD 1992 để tôi có thêm động lực chia sẻ mỗi ngày và cùng nhau học hỏi kinh nghiệm sống.

 

Đừng ngại chia sẻ nếu cảm thấy bài viết này hữu ích, cám ơn bạn và hẹn gặp lại.


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHOÁ HỌC VIẾT CAD 1992 LẦN 2

  KHOÁ HỌC VIẾT CAD 1992 CHUYÊN SÂU (Thổi hồn câu chữ, giữ chân người đọc)   1.      GIỚI THIỆU KHOÁ HỌC: Chào bạn, khi bạn đọc những dòng này có nghĩa là bạn và tôi – chúng ta đang cùng nhau nghiêm túc trên một hành trình học Viết chuyên sâu với đam mê sống với con đường sáng tác câu chữ. Nếu bạn đã quyết định xem Viết là tình yêu chứ không đơn giản là những cơn “say nắng” nhanh đến nhanh đi thì lúc này, hãy tự cam kết với chính mình về chặng đường học viết với CAD 1992 sắp tới trong 8 buổi. Thông qua khoá học viết lách CAD 1992 lần 1 – “Viết Như Thở”, hẳn nhiều bạn đã có được trạng thái viết mà không cần cố gắng, không phải ép mình hoặc cảm giác tắt nghẽn trong lời văn nữa. Hiện tại, khi đến với khoá 02 – Chuyên Sâu thì mục đích khoá học này chính là “Thổi Hồn Câu Chữ, Giữ Chân Người Đọc”. Tại sao phải giữ chân người đọc? Là tại vì hiện tại trên các nền tảng mạng xã hội có quá nhiều thứ hấp dẫn, con người ở thời đại này có quá nhiều nỗi bận tâm lo nghĩ. Thế thì nếu đơn

VIẾT CÓ LỢI ÍCH GÌ? - CAD 1992

  VIẾT CÓ LỢI ÍCH GÌ? 23 giờ đêm, tôi nhận được tin nhắn từ một bạn đọc. Thông thường tôi sẽ không trả lời tin nhắn sau giờ này vì tôi có lịch ngủ vào lúc 23 giờ để sáng hôm sau dậy đúng giờ. Vậy mà mắt tôi dừng lại mấy giây, tôi chột dạ một chút khi đọc phải câu hỏi của bạn dành cho mình: “Chị à, viết có ích gì vậy chị? Tại sao chị lại chọn viết?!” Một câu hỏi đơn giản, hiển nhiên cần được hỏi lúc này khi mà tôi đang tổ chức khoá học viết lách lần 1 của mình. Bất giác tôi lúng túng, tôi lục lọi mọi kí ức của mình xem đã từng đề cập đến LỢI ÍCH CỦA VIẾT đến với các bạn chưa? Gần như ngay lập tức tôi tìm trên kênh youtube CAD Radio của mình về từ khoá “Lợi Ích Của Viết – CAD Radio” nhưng không hề có chiếc clip nào hiện ra. Tôi lại vào facebook tìm từ khoá tương tự và gắn đuôi CAD 1992 vào để mong có một bài viết của mình về chủ đề này. Kết quả bạn cũng đoán được đúng không? Tôi chưa từng nghiêm túc nói về lợi ích của việc viết đến với khán giả của mình, dù là qua bất cứ kênh nào.

LUẬT HẤP DẪN || CAD 1992 || TẬP 5

 LUẬT HẤP DẪN (TẬP 5) - CAD 1992 Chào các bạn, đã lâu không gặp rồi ha. Các bạn đang theo dõi chuỗi bài viết về Luật Hấp Dẫn do CAD 1992 viết chắc có giận hờn chút xíu phải hông? Lâu rồi tui hông có lên bài cho các bạn, đừng giận nha, hôm nay mình học tiếp nhé. Chủ đề của Luật Hấp Dẫn tập 5 chính là BÀI TẬP THỰC HÀNH 55 5. Các bạn có thể xem video tập 5 trên youtube CAD Radio ở phía dưới:  Nói về Luật Hấp Dẫn thì có rất nhiều thầy dạy, nhiều sách viết và nếu các bạn chưa biết cách thực hành đúng thì rất khó có kết quả như y, hoặc sẽ lâu hơn. Vậy nên CAD muốn chia sẻ lại những kinh nghiệm cá nhân từ trải nghiệm thật của bản thân để các bạn có thể tin tưởng mà ứng dụng vào thực tế, từ đó đem lại hiệu quả cuộc sống tốt đẹp hơn ha. Trên blog CAD 1992 này, các bạn có thể gõ từ khoá "luật hấp dẫn" là sẽ ra nhé. Ví dụ như hình minh hoạ bên dưới: Ở những tập trước, CAD đã giới thiệu với các bạn cách thực hành lòng biết ơn, bài tập 3-6-9. Hôm nay chúng ta sẽ làm bài tập có tên gọi 55