Chuyển đến nội dung chính

Đồng Cảm là gì? Tại sao ta không được đồng cảm? - CAD 1992

 


Tại sao ta không được đồng cảm?

Vì ai cũng có những nỗi lo riêng nên đừng quá mong vào sự đồng cảm từ người khác...

-------------
Tôi đã không hiểu điều này mãi cho đến khi tự bản thân mình rơi vào ngõ cụt của sự bi thương vụn vỡ.
Tôi chưa từng hiểu cho người khác trước khi yêu cầu họ nghĩ cho tôi.
Là một người khá ích kỷ thời gian trước, à ý là bây giờ tôi vẫn ích kỷ - nhưng đỡ hơn. 🙂
Tôi vẫn cho rằng tôi là nạn nhân của tổn thương, tôi kể với ai, khóc với người nào thì người đó phải ngay lập tức đồng cảm, suýt xoa an ủi thì họ mới đúng là người tốt... Còn ngược lại á hả:
"Đúng là cái đồ vô lương tâm, người ta bị như thế mà không chút động lòng!"
Thấy ghê hông, tui đó, chính tui chứ đâu. Nhìn lại còn thấy tự nực cười cho chính mình. Dùng sự TỔN THƯƠNG của bản thân để đổi lại sự THƯƠNG HẠI từ người khác, không được cái quay ra hờn giận trách móc, chơi vậy ai chơi! 🤣
( Khúc này tui xưng tui vì tui thích, kệ tui đi, khúc sau tôi lại.)
Hãy hiểu rằng ai cũng có những nỗi lòng riêng, những muộn phiền lo lắng trong cuộc sống hàng ngày. Nhìn người ta cười đó vui đó chứ chắc gì họ đang hạnh phúc hay giàu có hơn ai. Sự đồng cảm là thứ tình cảm phát sinh từ trong lòng, tự nguyện và chỉ xuất hiện khi đối phương muốn mà không vướng bận bởi hoàn cảnh riêng của họ.
Bạn thất tình, họ cũng vừa mất việc.
Bạn chia tay, họ cũng vừa cãi nhau.
Bạn mang nợ ngập đầu thì có khi họ vừa bay mất mấy trăm con cổ phiếu!
Ai cũng có những cái nỗi ưu sầu muộn phiền, chỉ là người ta giỏi giấu đi, giỏi chịu đựng hay đơn giản là họ ngại phải mang cái tâm trạng tiêu cực hiện tại của mình làm ảnh hưởng đến người khác.
Đừng có nghĩ người ta không chia buồn được với bạn là họ vô cảm, người ta đang có những nỗi bận lòng riêng đó mấy mẹ... Rồi tới cái lúc chia vui còn mắc cười nữa nè:
"Ê, tao mới được sếp tăng lương, dui quá mày ơi...
--- Ủa sao mày hỏng dui, dị là mày hỏng mừng cho tao rồi?!"
Rồi sao, người ta không mừng cho bạn vì đây là niềm vui của riêng bạn, bạn mừng là đúng, còn người ta mới bị sếp trừ lương vì sai báo cáo kìa má... Hiểu hôn, hiểu cái vấn đề ở đây chưa?!
Con người chúng ta luôn có một phần nào đó ích kỷ cho bản thân, hầu hết chỉ quan tâm đến cảm xúc của mình là đầu tiên. Nếu được, hãy thử một lần chậm lại, trước khi chia sẻ niềm vui hãy hỏi han xem đối phương có muộn phiền gì hong? Trước khi than buồn kể khổ hãy chú ý xem họ có điều gì đặc biệt muốn chia sẻ cùng bạn?
Đồng cảm là đồng điệu cùng cảm xúc chứ đừng ép buộc về sự quan tâm.
Đừng có hỏi tui là tui có cần ai đó đồng cảm không? Có chứ, tâm hồn yếu đuối mỏng manh vụn vỡ này luôn cần sự đồng cảm. Thế nhưng tui chọn đi viết sách trước khi đi chia sẻ nỗi lòng cùng ai đó... Tại sao hả? Tại sách chưa xong! 🙂
--------
Cục súc một tý cho đời dui dẻ, cục súc nhiều tý là mất mịa tình đồng chí luôn. Hy vọng độc giả của tui sẽ tha thứ cho bài viết cục súc nàyyyy 🥰
----------
À... Tui cũng từng ngầu lắm, mà giờ tui thích nhây hơn! 😅😅😅

-----
Bạn có thể tìm đọc thêm tại đây: CAD 1992

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

KHOÁ HỌC VIẾT CAD 1992 LẦN 2

  KHOÁ HỌC VIẾT CAD 1992 CHUYÊN SÂU (Thổi hồn câu chữ, giữ chân người đọc)   1.      GIỚI THIỆU KHOÁ HỌC: Chào bạn, khi bạn đọc những dòng này có nghĩa là bạn và tôi – chúng ta đang cùng nhau nghiêm túc trên một hành trình học Viết chuyên sâu với đam mê sống với con đường sáng tác câu chữ. Nếu bạn đã quyết định xem Viết là tình yêu chứ không đơn giản là những cơn “say nắng” nhanh đến nhanh đi thì lúc này, hãy tự cam kết với chính mình về chặng đường học viết với CAD 1992 sắp tới trong 8 buổi. Thông qua khoá học viết lách CAD 1992 lần 1 – “Viết Như Thở”, hẳn nhiều bạn đã có được trạng thái viết mà không cần cố gắng, không phải ép mình hoặc cảm giác tắt nghẽn trong lời văn nữa. Hiện tại, khi đến với khoá 02 – Chuyên Sâu thì mục đích khoá học này chính là “Thổi Hồn Câu Chữ, Giữ Chân Người Đọc”. Tại sao phải giữ chân người đọc? Là tại vì hiện tại trên các nền tảng mạng xã hội có quá nhiều thứ hấp dẫn, con người ở thời đại này có quá nhiều nỗi bận tâm lo nghĩ. Thế thì nếu đơn

VIẾT CÓ LỢI ÍCH GÌ? - CAD 1992

  VIẾT CÓ LỢI ÍCH GÌ? 23 giờ đêm, tôi nhận được tin nhắn từ một bạn đọc. Thông thường tôi sẽ không trả lời tin nhắn sau giờ này vì tôi có lịch ngủ vào lúc 23 giờ để sáng hôm sau dậy đúng giờ. Vậy mà mắt tôi dừng lại mấy giây, tôi chột dạ một chút khi đọc phải câu hỏi của bạn dành cho mình: “Chị à, viết có ích gì vậy chị? Tại sao chị lại chọn viết?!” Một câu hỏi đơn giản, hiển nhiên cần được hỏi lúc này khi mà tôi đang tổ chức khoá học viết lách lần 1 của mình. Bất giác tôi lúng túng, tôi lục lọi mọi kí ức của mình xem đã từng đề cập đến LỢI ÍCH CỦA VIẾT đến với các bạn chưa? Gần như ngay lập tức tôi tìm trên kênh youtube CAD Radio của mình về từ khoá “Lợi Ích Của Viết – CAD Radio” nhưng không hề có chiếc clip nào hiện ra. Tôi lại vào facebook tìm từ khoá tương tự và gắn đuôi CAD 1992 vào để mong có một bài viết của mình về chủ đề này. Kết quả bạn cũng đoán được đúng không? Tôi chưa từng nghiêm túc nói về lợi ích của việc viết đến với khán giả của mình, dù là qua bất cứ kênh nào.

LUẬT HẤP DẪN || CAD 1992 || TẬP 5

 LUẬT HẤP DẪN (TẬP 5) - CAD 1992 Chào các bạn, đã lâu không gặp rồi ha. Các bạn đang theo dõi chuỗi bài viết về Luật Hấp Dẫn do CAD 1992 viết chắc có giận hờn chút xíu phải hông? Lâu rồi tui hông có lên bài cho các bạn, đừng giận nha, hôm nay mình học tiếp nhé. Chủ đề của Luật Hấp Dẫn tập 5 chính là BÀI TẬP THỰC HÀNH 55 5. Các bạn có thể xem video tập 5 trên youtube CAD Radio ở phía dưới:  Nói về Luật Hấp Dẫn thì có rất nhiều thầy dạy, nhiều sách viết và nếu các bạn chưa biết cách thực hành đúng thì rất khó có kết quả như y, hoặc sẽ lâu hơn. Vậy nên CAD muốn chia sẻ lại những kinh nghiệm cá nhân từ trải nghiệm thật của bản thân để các bạn có thể tin tưởng mà ứng dụng vào thực tế, từ đó đem lại hiệu quả cuộc sống tốt đẹp hơn ha. Trên blog CAD 1992 này, các bạn có thể gõ từ khoá "luật hấp dẫn" là sẽ ra nhé. Ví dụ như hình minh hoạ bên dưới: Ở những tập trước, CAD đã giới thiệu với các bạn cách thực hành lòng biết ơn, bài tập 3-6-9. Hôm nay chúng ta sẽ làm bài tập có tên gọi 55